7 loại hình quảng cáo sẽ tiếp tục phổ biến trong năm 2022

1. Video advertising – Quảng cáo bằng video

Quảng cáo bằng video đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của nhiều thương hiệu. Loại hình này là “trợ thủ” đắc lực của thương hiệu trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thu hút khách hàng tiềm năng.

Chiến dịch quảng cáo được đánh giá cao của Nikie

Không phải là một loại hình quảng cáo mới xuất hiện hay đang phát triển, nhưng trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội video như YouTube và TikTok đang thống trị khắp thế giới, video advertising vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều marketer. Không chỉ vậy, người đứng đầu Instagram – Adam Mosseri mới đây đã chia sẻ về những nỗ lực “gấp đôi” để phát triển hình thức video, hợp nhất tất cả các sản phẩm video vào Reels trong năm 2022 và đưa Instagram không còn là nền tảng chia sẻ hình ảnh.

2. Social media advertising – Quảng cáo trên mạng xã hội

Bên cạnh video marketing, social media advertising cũng là một loại hình quảng cáo không thể thiếu trong kế hoạch của nhiều marketer. Với hơn 4 tỷ người dùng, mạng xã hội đem đến khả năng tiếp cận cao, giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Các nền tảng như Twitter, Facebook, Instagram và LinkedIn sẽ tiếp tục là mảnh đất màu mỡ để các nhãn hàng quảng bá sản phẩm và hình ảnh thương hiệu.

Chiến dịch quảng cáo sản phẩm Calcium Corbiere của Sanofi quy tụ nhiều mẹ bầu trên TikTok thắng giải Gold tại MMA Smarties Vietnam 2021

 

Ngoài ra, mạng xã hội cũng là công cụ giúp thương hiệu tái xác định mục tiêu (retargeting) hữu hiệu. Để thu hút lại những khách hàng tiềm năng của thương hiệu, thương hiệu có thể sử dụng SharpSpring Ads. Đây là nền tảng được phát triển để marketer nhắm mục tiêu quảng cáo với độ chính xác cao trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok,… từ đó làm tăng doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi cho thương hiệu.

3. Mobile Advertising – Quảng cáo qua di động

Digital marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu và tiếp cận khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số. Tính đến tháng 7/2021, trên thế giới ghi nhận 56% lưu lượng truy cập web là đến từ điện thoại di động. Nếu quay trở về năm 2011, con số này chỉ đạt mức 6%.

Mobile advertising (quảng cáo qua di động) là loại hình quảng cáo trên các thiết bị di động thông qua các banner (biểu ngữ), pop-up (hộp thoại) hay các tin nhắn SMS. Áp dụng thành công loại hình này, marketer có thể đưa chiến dịch quảng cáo đến khách hàng hiệu quả hơn bao giờ hết.

4. Display advertising – Quảng cáo hiển thị

Display advertising là một dạng quảng cáo xuất hiện trên các website, phương tiện truyền thông mạng xã hội, ứng dụng,… Do những mẫu quảng cáo này thường có thiết kế và vị trí hiển thị nổi bật, nên đôi lúc gây khó chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, chúng “ghi điểm” nhờ phạm vi tiếp cận khách hàng rộng lớn và có thể được áp dụng dễ dàng. Nhà tiếp thị có thể tạo và theo dõi quảng cáo hiển thị thông qua sự hỗ trợ của dịch vụ Google AdWords.

Marketer có thể áp dụng display advertising để tăng độ phủ sóng cho thương hiệu

Thời điểm hiện tại, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng hạn chế sự làm phiền của quảng cáo, khiến quảng cáo hiển thị đứng trước khả năng bị “xóa sổ”. Nhằm tối ưu hóa khả năng quảng bá sản phẩm mà vẫn đem đến cho người tiêu dùng trải nghiệm ấn tượng, marketer cần dành nhiều thời gian để thử nghiệm loại hình này. Một quảng cáo hiển thị vừa đủ sẽ giúp củng cố nhận thức về thương hiệu, truyền tải thông điệp hiệu quả và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

5. Print advertising – Quảng cáo trên báo và tạp chí

Ngành công nghiệp quảng cáo đã có nhiều bước phát triển nhảy vọt từ những năm 1940, nhưng sự hiệu quả và độ phổ biến của những mẫu quảng cáo truyền thống trên các tờ báo và tạp chí vẫn không thể phủ nhận. Ngày nay, phần lớn print advertising (hay print ads) đã được chuyển sang dạng kỹ thuật số, xuất hiện trong các trang báo hay tạp chí trực tuyến.

Print ad ủng hộ Tháng nhận thức ung thư vú của Hyundai với thông điệp “Details can be important” (tạm dịch: mỗi chi tiết nhỏ đều quan trọng). 

Khác với quảng cáo kỹ thuật số, print advertising gây trở ngại trong việc theo dõi và phân tích hiệu suất của chiến dịch một cách chính xác. Vì vậy nhiều thương hiệu đã linh hoạt kết hợp bản in (print) vào chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số để đo lường độ hiệu quả của chiến lược tiếp thị chính xác hơn.

6. Broadcast advertising – Quảng cáo phát sóng

Quảng cáo phát sóng là loại hình sử dụng TV hoặc radio để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Trong đó, quảng cáo trên TV có phạm vi tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn và đem đến trải nghiệm đa giác quan hấp dẫn cho người xem.

Quảng cáo trên TV vẫn luôn là một hình thức đáng áp dụng cho các thương hiệu

Tuy nhiên, quảng cáo trên TV thường tiêu tốn khá nhiều chi phí và khiến khán giả chuyển kênh để bỏ qua TVC. Một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn cho hình thức trên chính là quảng cáo trên radio. Bằng cách phát quảng cáo vào giữa các bài hát và các chương trình, hình thức này giúp thương hiệu tiếp cận đến khách hàng địa phương một cách dễ dàng. Nếu marketer muốn sử dụng một hình thức khác có quy mô toàn quốc hay toàn thế giới, quảng cáo trên podcast cũng là một giải pháp lý tưởng.

7. Native advertising – Quảng cáo hiển thị tự nhiên

Native advertising là loại quảng cáo khiến người xem có trải nghiệm như đang xem một bài viết bình thường trên website, blog hay các trang mạng xã hội mà không nhận ra rằng họ đang xem một quảng cáo. Nhờ đó, hình thức này không gây phản cảm hay khó chịu, đồng thời giúp giữ chân người xem hiệu quả hơn so với các quảng cáo kỹ thuật số khác.

(Theo Hubspot và Advertising Vietnam)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận