Hướng dẫn các bước thiết kế Infographic

Không như nhiều người nghĩ thiết kế infographic chỉ cần một phần mềm thiết kế như Photoshop hay Illustrator là đã có thể bắt tay vào thực hiện. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Để có được một infographic chất lượng là cả một quy trình nhiều bước, mà trong đó thiết kế đồ hoạ là một khâu quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các bước để có thể ra được một infographic chất lượng

Bước 1: Lên ý tưởng

Đằng sau một Infographic tốt là một ý tưởng vững chắc.

Hãy nghĩ về những dữ liệu, khái niệm, quá trình hay xu hướng liên quan đến thương hiệu của bạn cũng như đối tượng mà bạn nhắm đến.

Những chủ đề thường hướng tới là:

  • Dữ liệu ngành
  • Những xu hướng hàng đầu
  • Dự đoán tương lai
  • Hướng dẫn cách làm
  • Những giải pháp thực tế
  • Phân tích các thương hiệu.

Bước 2: Nghiên cứu tổng hợp thông tin

Một khi đã tìm được ý tưởng, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu và thu thập thông tin.

Những Infographic chuyên nghiệp thường sử dụng những dữ liệu không thể chối cãi, thu thập từ những viện nghiên cứu, tổ chức danh tiếng.

Những dữ kiện và thống kê ấn tượng, đi thẳng vào vấn đề là những yếu tố quan trọng của một đồ họa thông tin.

Vậy nên bạn hãy tìm những bài báo cáo, khảo sát và nghiên cứu có uy tín và chắt lọc những thông tin liên quan.

Kế đến, bạn hãy sắp xếp những dữ liệu nội bộ để tìm ra thông tin nào phù hợp với việc trình bày một cách trực quan.

Chẳng hạn như kết quả khảo sát, báo cáo thống kê doanh số và cái nhìn chi tiết từ ban lãnh đạo công ty.

Lưu ý: Một mớ hổ lốn những thông tin kết nối lỏng lẻo sẽ không tạo được hiệu quả cho Infographic. Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện để tạo sợi dây liên kết những dữ liệu lại với nhau để quá trình viết nội dung trôi chảy hơn.

Bước 3: Viết nội dung

Với thông tin và kết quả nghiên cứu trong tay, đã tới lúc bạn tạo nên một mạch truyện để kết nối những thông tin với nhau một cách chặt chẽ, súc tích, có tổ chức và đầy tính thuyết phục.

Về bản chất, bạn đang tạo nên dàn ý để định hướng việc thiết kế, đó là lí do vì sao một Infographic tốt sẽ luôn ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.

Nội dung càng ngắn gọn, người thiết kế càng dễ dàng minh họa nó bằng những sơ đồ, hình ảnh. Điều này sẽ dễ dàng nếu bạn thuê dịch vụ Content ngoài vì đó là chuyên môn của họ.

Phần giới thiệu sẽ là phần nhiều chữ nhất của một iInfographic, nó tạo bối cảnh cho những thông tin theo sau.

Bạn hãy sử dụng những tiêu đề ấn tượng để thu hút người đọc và chia nhỏ văn bản thành nhiều phần để dễ đọc hơn.

Mặc dù duy trì tông giọng (voice) của thương hiệu là quan trọng, nhưng Infographic vẫn cho phép bạn viết nội dung một cách linh hoạt và sáng tạo hơn là những nội dung truyền thống như white paper.

Cách tốt nhất để giành được thiện cảm từ người đọc là luôn hình dung trong đầu khi viết nội dung. Bạn hãy nghĩ đến chủ đề được sử dụng trong Infographic.

Ví dụ, khi bạn đặt tựa đề cho Infographic là “Một biển những lợi ích của công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe”, bạn có thể dùng những ngôn từ liên quan đến biển cả phù hợp với ý tưởng thiết kế chung.

Lưu ý: Đoạn mở đầu nên dài khoảng 2, 3 câu. Những phần tiếp theo các câu nên đầy đủ nhưng vẫn ngắn gọn, khoảng 15 từ mỗi câu.

Bước 4: Thiết kế

Cuối cùng đã đến lúc bạn thiết kế Infographic của mình.

Ưu tiên số một của bạn là trình bày thông tin bằng những cách giúp nhấn mạnh thông điệp mà biểu đồ muốn gửi gắm.

Cách bạn sắp xếp vị trí những yếu tố của Infographic sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách người đọc nhìn thấy và hiểu sản phẩm cuối cùng.

Những yếu tố thiết kế căn bản như đường kẻ, viền và hình dạng là mấu chốt để phân tách các phần với nhau để dễ đọc hơn. Những yếu tố này cũng giúp thiết lập hệ thống văn bản có thứ tự.

#1. Font và size chữ

Hạn chế dùng nhiều hơn 3 font chữ khác nhau.

Hầu hết những nhà thiết kế sẽ phân biệt tiêu đề chính, tiêu đề phụ và đoạn văn bản nội dung bằng những font và cỡ chữ khác nhau.

#2. Màu sắc

Đây cũng là một công cụ hữu ích để phân nhóm thông tin. Bạn có thể thoái mái sử dụng những màu sắc không có trong guideline của thương hiệu, nhưng vẫn nên giữ một phong cách đồ họa nhất quán để người đọc nhận biết tất cả nội dung Infographic là của chính bạn.

#3. Các yếu tố đồ họa

Những người thiết kế có nhiều yếu tố đồ họa khác nhau để khiến nội dung thêm sinh động. Việc lựa chọn loại hình nào tùy thuộc vào phong cách và nội dung Infographic của bạn.

Dưới đây là một số hình thức hiệu quả nhất:

  1. Sơ đồ hướng dẫn
  2. Lưu đồ
  3. Hình ảnh tượng trưng
  4. Tranh minh họa vẽ tay
  5. Danh sách
  6. Biểu đồ
  7. Bảng
  8. Bản đồ
  9. Sơ đồ thời gian
  10. Trích dẫn
  11. Thống kê chi tiết

#4. Trích nguồn

Infographic nên có một phần phía cuối để liệt kê nguồn tài liệu mà bạn đã tham khảo.

Ở bước này, bạn có 2 lựa chọn: sử dụng template có sẵn hoặc thuê người thiết kế.

Hiện có rất nhiều template hoàn toàn miễn phí trên internet. Bạn chỉ cần nhập thông tin vào template, tùy chọn màu sắc, font chữ và xuất file.

Template giúp bạn tiết kiệm chi phí vì không cần thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp để tạo nên mọi thứ từ con số không.

Canva là một dịch vụ với nhiều templete miễn phí chất lượng

Tuy nhiên bạn sẽ không thể tùy chỉnh sản phẩm cuối cùng hoàn toàn phù hợp với sự sáng tạo của bạn. Hạn chế này khiến Infographic thiếu sự sáng tạo về mặt trực quan và không mang lại sự độc nhất cho thương hiệu của bạn.

Mặt khác, nếu có thể đầu tư một khoản kinh phí, bạn có thể thuê một nhà thiết kế để tạo cho bạn một sản phẩm hoàn toàn nguyên gốc. Kết quả và chất lượng sẽ xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

Lưu ý: Bạn nên chừa những khoảng trống vừa phải và phân nhóm hợp lý để Infographic không quá nhồi nhét và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.

Bước 5: Quảng bá Infographic đến người xem

Khi đã hoàn tất các bước hướng dẫn cách làm Infographic, bạn hãy sẵn sàng để chia sẻ nó với mọi người.

Infographic là một tài sản rất đa năng vì bạn có thể đăng tải chúng khắp nhiều kênh và nền tảng khác nhau.

Dưới đây là một số nền tảng và cách thức để quảng bá:

  • Đăng trong bài blog để tối ưu SEO
  • Đặt tại các landing page
  • Gửi qua email
  • Chia sẻ trên mạng xã hội
  • Phát bản in giấy tại những sự kiện

Khi muốn chia sẻ trên mạng xã hội, bạn nên cân nhắc về giới hạn Infographic size.

Infographic có thể là một hình ảnh dài, đôi khi người đọc phải kéo xuống để nhìn thấy hết nội dung. Họ có thể hiểu nhầm hoặc thiếu ý nếu bạn cố đăng toàn bộ sơ đồ lên Instagram hoặc Twitter.

Thay vì vậy, bạn hãy tạo hình ảnh thumbnail làm nổi bật một phần cụ thể của Infographic và kèm theo link dẫn người xem đến landing page để xem toàn bộ nội dung.

Đây cũng là một cách hay để tăng lượt truy cập cho trang web của bạn: cho người dùng trải nghiệm thử một phần trên nền tảng mạng xã hội, và thúc đẩy họ đến và xem dịch vụ của bạn.

Bạn cũng có thể dùng cách tương tự khi gửi Infographic qua email, thu hút sự chú ý của khách hàng và dẫn họ đến trang web của bạn.

Lưu ý

Nếu nội dung của bạn có liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó , bạn có thể cân nhắc liên hệ với những người có sức ảnh hưởng (influencer) hoặc nhà xuất bản, họ có thể sẵn lòng chia sẻ infographic của bạn với độc giả của họ.

Bạn cũng nên kèm theo mã code trong Infographic của bạn để người đọc có thể chia sẻ chúng với những người bạn, đồng nghiệp của họ.

Hãy nhớ rằng chỉ chia sẻ một Infographic có thể là chưa tương xứng với công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể tái sử dụng Infographic để tận dụng nội dung và nâng cao ROI.

Trước hết, chia Infographic thành nhiều thumbnail để bạn có thể liên tục chia sẻ nó bằng nhiều hình ảnh mới mẻ. Miễn sao bạn thay đổi nội dung giới thiệu chút ít để phù hợp cho phần được nhấn mạnh, bạn vẫn sẽ thu hút được sự chú ý của người xem.

Bạn cũng có thể tận dụng Infographic bằng cách rút ra những thông tin cụ thể có giá trị để đưa vào những bài viết khác cũng như làm nguồn cảm hứng cho những bài blog hoặc những ý tưởng trên mạng xã hội trong tương lai.

Lưu ý: Google sẽ không lọc ra những từ khóa trong hình ảnh, vì vậy bạn hãy đăng Infographic của mình trên landing page, blog hoặc bài viết trên mạng xã hội đã được tối ưu SEO.

Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh như này, Infographic của bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện hơn trong kết quả tìm kiếm .

(Theo Flexmarketing)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận