8 bước để thiết kế infographic hoàn hảo

Tháng trước, khi tôi đang gặm nhấm vài cái bánh và nhấm nháp chút cocktail ở sự kiện hàng tháng mang tên “I Am Woman”, tôi đã nói chuyện với một vài vị nữ doanh nhân và nhận được một câu hỏi: “Vậy, bạn làm nghề gì?”. Tôi đã bắt đầu giải thích như mọi lần rằng tôi cung cấp một vài dịch vụ in ấn và thiết kế web, minh họa và thiết kế infographic. Tôi đã bắt gặp gương mặt ngơ ngác của một vài phụ nữ khi họ nghe tới khái niệm Infographic. Vậy, infographic là gì?

Đó có vẻ là câu hỏi thường xuyên nhất mà tôi được hỏi – ngay cả từ những khách hàng tìm đến tôi để thuê tôi thiết kế cho họ infographic! Thường thì họ không chắc lắm về cái được gọi là infographic sẽ như thế thế nào cho dù họ đã nghe nói rằng infographic là một công cụ marketing tuyệt vời cho việc kinh doanh của họ và tất nhiên họ cũng hào hứng thử có một infographic cho riêng mình!

Vì thế, trong những nỗ lực và hi vọng của chúng tôi trong việc vén màn quá trình thiết kế infographic và hi vọng là cả một vài mẹo để tạo ra một infographic tuyệt vời, tôi sẽ giới thiệu với các bạn hướng dẫn của riêng tôi dành cho việc thiết kế infographic.

1. Infographic là gì?

Hiểu một cách đơn giản, infographic là những thiết kế đồ họa chứa đựng thông tin, đặc biệt thông tin hoặc số liệu là dưới dạng được trình bày bằng phương tiện hình ảnh còn được biết tới với cái tên Trực quan hóa số liệu (data visualization). Nó là một cách tuyệt vời để biến một chủ đề phức tạp và rắc rối trở thành những trải nghiệm dễ hiểu và thẩm mỹ đối với người dùng.

Nó có thể là một phương pháp đặc biệt hiệu quả khi tiếp thị một sản phẩm, quảng cáo một trải nghiệm, giáo dục hoặc nâng cao nhận thức về bất kì chủ đề nào mà bạn có thể nghĩ tới. Một thiết kế tuyệt vời sẽ lôi cuốn, hút hồn và truyền cảm hứng cho người xem hành động.

Trong kỉ nguyên thông tin hiện nay, khi có rất nhiều thông tin để hấp thụ và cạnh tranh với nhau thì một hình ảnh cùng với việc sử dụng các kiểu chữ một cách khôn ngoan và một cốt truyện hợp lý sẽ giúp bạn kể câu chuyện của mình nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều.

Chúng có thể là những công cụ siêu hiệu quả trong những chiến dịch marketing kĩ thuật số và điều đó là lý do chúng vốn dĩ được sử dụng rộng rãi bởi cả những công ty nhỏ hay những tập đoàn khổng lồ. Thâm chí Nhà Trắng cũng lan truyền những infographic của riêng họ (một vài cái khá thú vị trong khi nhiều cái khác khá dở, chúng ta sẽ nói thêm về điều này sau).

Không bất ngờ khi những nhà minh họa hay nhà thiết kế khắp nơi đang được thưởng nhiều hơn và thường xuyên hơn để thiết kế ra những infographic tuyệt vời này.

Hai năm vừa qua, thù lao dành cho thiết kế infographic đã tăng lên đáng kể và tôic cũng dần dần xây dựng cho mình một portfolio đa dạng với chất lượng cao dành cho thiết kế cho nhiều nhu cầu khách hàng khác nhau. Trong phần còn lại của bài viết, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình để thiết kế một infographic hoàn hảo!

2. Biết rõ chủ đề của bạn

Một số khách hàng sẽ tiếp cận bạn với một bản mô tả thiết kế chi tiết và thấu đáo, tất cả nội dung và số liệu được nghiên cứu và chỉnh sửa và bản miêu tả thiết kế đó đơn giản đã sẵn sàng để biến thành một infographic trong tay bạn. Một vài bản mô tả thiết kế thậm chí còn cung cấp một bộ khung, những bảng màu được phân loại và sắp xếp sẵn đồng thời cung cấp cho bạn một bộ tiêu chuẩn thiết kế giúp bạn có con đường thiết kế rõ ràng hơn.

Hãy đọc mọi thứ một cách thấu đáo và dành thêm một ít thời gian để tự làm một vài nghiên cứu về chủ đề bạn được giao trước khi bắt đầu thiết kế. Cho dù đó chỉ là một chủ đề mà bạn biết mơ hồ, rất quan trọng khi bạn biết bạn đang truyền tải thông điệp về cái gì vì nó ảnh hưởng tới phong cách thiết kế hình ảnh bạn tạo ra trong infographic của mình.

Trong những trường hợp còn lại, bạn có thể được tiếp cận bởi một khách hàng người mà không hoàn toàn hiểu rõ một infographic là gì, biết rằng họ chỉ có ý niệm khá mơ hồ về điều mà họ muốn. Trong trường hợp này, nhà thiết kế buộc lòng phải kiêm nhiệm vai trò của nhà nghiên cứu, người chỉnh sửa, copywriter và người quản lý dự án. Đó thực sự là những dự án thiết kế infographic thú vị nhất đồng thời cũng là những cái thách thức nhất.

Hãy dẫn dắt khách hàng của bạn qua quá trình thiết kế mà bạn tin là mang lại một trải nghiệm tuyệt vời. Việc học thật nhiều về một chủ đề mới và có được thật nhiều quyền kiểm soát và quyết định với nội dung và thiết kế hẳn sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thỏa mãn khó miêu tả được. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều điều quan trọng cần xem xét trước khi tiến thẳng tới thiết kế nên một infographic.

Hãy làm việc một cách khoa học và có tổ chức. Hãy tìm ra thông điệp cần truyền tải là gì, đâu là hành động của người xem khi tiếp nhận thông điệp mà bạn và khách hàng của bạn muốn truyền tải. Bạn sẽ thầy rằng bản thân bạn cần phải dẫn dắt khách hàng của hàng đi tới quyết định đối với những câu hỏi đó nhưng trước hết những câu hỏi tổng quát đó cần được sắp xếp và phân loại.

Sau đó, bạn có thể tiếp tục với việc đọc thêm tài liệu, đào sâu nghiên cứu và đối chiếu số liệu thu được và nội dung của infographic. Điều này đồng nghĩa với việc tìm những bài báo hay sách phù hợp với chủ đề và đối chiếu những phần khác nhau của thông tin có thể giúp việc truyền tải thông điệp của infographic.

3. Có một kế hoạch rõ ràng

Một khi bạn thu lượm được thông tin hoặc được cung cấp đầy đủ tất cả thông tin, sẽ rất hữu ích khi bắt đầu nghĩ tới việc bạn sẽ kể câu chuyện về số liệu như thế nào. Một infographic cần phải tỉ mỉ và trôi chảy. Tất nhiên bạn cần tạo ra một cuộc phiêu lưu bằng hình ảnh thông qua những chủ đề cụ thể và với mỗi câu chuyện chúng ta cần mở đầu, diễn biến và đoạn kết.

Ví dụ như, hãy cùng phân tích infographic dưới đây được thiết kế cho Maytech. Với tựa đề “Bạn có biết dữ liệu của bạn ở đâu không?”, mục đích ban đầu là nâng nhận thức giữa giới IT chuyên nghiệp và những nhà quản lý doanh nghiệp về tầm quan trọng của kiểm soát việc chia sẻ dữ liệu và nâng cấp những chính sách bảo mật. Vì thế, phần mở đầu là một phần giới thiệu về dữ liệu, chúng ta tạo ra dữ liệu như thế nào, chúng ta tạo ra chúng nhiều như thế nào, chúng đến từ đâu và một chút lịch sử liên quan nữa. Phần diễn biến là nơi tất cả những dữ liệu này được lưu trữ và ai đang lưu trữ chúng và sự nguy hiểm khi bạn không biết được rằng dự liệu của mình được lưu trữ ở đâu. Đoạn kết là tầm nhìn trong tương lai và đưa ra một câu hỏi ngược lại: “Bạn đã biết dữ liệu của mình ở đâu chưa?”

Có một mạch lạc rõ ràng và tỉ mỉ cho ví dụ phía trên. Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế và bạn có tất cả nội dung và câu chuyện của bạn được kết nối, hãy cho nó một bộ khung! Hãy sắp xếp kĩ lưỡng các nội dung của bạn và chỉnh sửa, chỉnh sửa, chỉnh sửa cho tới khi bạn có được câu chuyện của bạn và sau đó hãy phân bổ chúng vào những phần của infographic. Hãy chia những phần của infographic một cách rõ ràng.

Đây là một bước rất quan trọng và luôn luôn tốt hơn nếu bạn có một bộ khung tốt trước khi bắt đầu quá trình thiết kế. Không có gì tồi tệ hơn việc dành hàng giờ đồng hồ chỉ để thiết kế để rồi phát hiện ra rằng khách hàng của bạn không hài lòng với nội dung mà bạn đang trình bày.

Nếu cần, hãy cho khách hàng của bạn biết phong cách, ý tưởng về việc sử dụng các mảng màu và kiểu sử dụng hình ảnh mà bạn định sử dụng, trước khi bạn bắt đầu! Một ý tưởng tốt khác đó là tìm lấy một bộ tiêu chuẩn thiết kế của thương hiệu mà bạn có thể noi theo!

4. Chuyển từ ngữ thành những hình ảnh

Tới giờ thì bạn đã có một sự đồng thuận ở mức độ nào đó về bộ khung nội dung với khách hàng của bạn và đây là thời điểm để bắt đầu chuyển thể những từ ngữ và số liệu thô thành những phương tiện hình ảnh. Một điều đơn giản: đừng chỉ kể chuyện! Điều này có vẻ hơi mưu mẹo và hiếm khi bạn có thể cần một phần giải thích ngắn đi kèm với những hình ảnh của bạn.

Tuy nhiên, hãy thử và chuyển càng nhiều nội dung càng tốt sang dạng hình ảnh. Trong vài trường hợp, chủ đề mà bạn thiết kế sẽ quyết định liệu bạn có thể chuyển thể phần lớn từ ngữ thành hình ảnh. Ví dụ, hãy xem xét ví dụ dưới đây về tâm lý học của sự ảnh hưởng và thuyết phục.

Trong khi những số liệu bạn có được thường cụ thể và tập trung về một vài trường hợp cụ thể, những hình ảnh thiết kế thường tổng quan hơn và thường đòi hỏi những giải thích thêm. Vì thế, cân bằng giữa hình ảnh và số liệu luôn là một thách thức khi thiết kế infographic.

Ngoài ra, trong khi số liệu là thực tế, việc giảm thiểu và thu gọn phần chữ tới mức tối thiếu là khá dễ dàng. Các ví dụ có thể kể tới là các thiết kế “Gone in Six Seconds” và “Who is the modern white van man?”.

5. Đừng đánh mất hứng thú của bạn

Khi bạn làm việc càng lâu với một dự án và bạn nói càng nhiều về cùng một chủ đề trong thời gian dài, đôi khi rất dễ dẫn tới việc bạn sẽ mất hứng thú với nó và thỏa hiệp bản thân bằng việc sử dụng những phương pháp dễ dàng hơn. Đó là lúc bạn nên dành chút thời gian cho bản thân nghỉ ngơi và bắt đầu lại công việc khi cơ thể đã hoàn toàn thư giãn và sảng khoái.

Việc sử dụng những khối màu và những minh họa nhanh đơn giản và những lối tắt tới kiểu chữ là khá dễ dàng nhưng hiệu quả khác biệt của nó thường sẽ không mang tới cho bạn những thiết kế tuyệt vời làm vừa lòng khách hàng của bạn.

Một ví dụ mà tôi đã bắt gặp gần đây là infographic dưới đây của Nhà Trắng có tiêu đề “10 điều bạn nên biết về ngân sách của tổng thống Obama”. Infographic này trông…không giống infographic cho lắm. Đó là một danh sách tôn vinh nhưng không may những yếu tố cơ bản của infographic không hề hiện diện.

Điểm mấu chốt khi thiết kế một infographic tốt là hãy thực sự nghĩ về việc bạn sẽ hình ảnh hóa những mẫu số liệu có trong tay như thế nào hơn là chỉ viết lại chúng bằng những kiểu chữ đẹp và sắp xếp bố cục chúng theo một cách sáng tạo. Sau đây là một vài điểm cần lưu ý:

  • Đừng mất nhiệt huyết và trở nên lười biếng: khi mệt mỏi hãy cho bản thân nghỉ ngơi và bắt đầu lại công việc khi bạn thoải mái nhất!
  • Đừng trở nên buồn chán: hãy thực sự nghĩ về cách mà bạn có thể thay đổi bố cục, dòng chảy thông tin và khiến thiết kế của mình thú vị hơn.
  • Hãy cố gắng phát minh ra những cách mới để định nghĩa và chia mục nhưng đừng khiến chúng quá xa nhau: bạn vẫn cần người đọc của mình biết rằng họ nên bắt đầu đọc từ đâu và với thứ tự nào.

Nếu bạn đang cạn kiệt ý tưởng mới khi muốn hình ảnh hóa gì đó, hãy nhìn nhận thiết kế của mình dưới một con mắt khác trước khi bạn lựa chọn những hình ảnh, biểu đồ hay đồ thị bình thường. Khách hàng của bạn bản thân họ cũng thế tự tạo ra những đồ thị như thế khi có sẵn rất nhiều công cụ vẽ biểu đồ ngoài kia. Đó không. Những hình ảnh hay biểu đồ tầm thường không phải lý do để khách hàng thuê bạn thiết kế infographic cho họ. Đây chính là lúc bạn cần nghĩ vượt khỏi lối mòn của bản thân. Hiếm khi thì chủ thể nội dung sẽ cần một đồ thị như hãy chắc chắn đồ thị mà bạn bổ sung vào được “trang điểm” cẩn thận, hãy làm một vài điều khác biệt với nó.

6. Hãy cẩn thận với những font chữ

Những mặt chữ mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong bất kì thiết kế nào là cực kì quan trọng và đây có thể là điểm khác biệt giữa một thiết kế tuyệt vời và một cơn đau đầu cho người xem của bạn. Hãy cố gắng hạn chế số font chữ mà bạn sử dụng, 2 hoặc 3 là giới hạn cuối cùng! Hãy chọn kiểu chữ thích hợp cho tiêu đề, tiêu đề nhỏ và phụ lục của bạn trong khi chọn một cái khác sáng sủa cho những phần kí tự kích thước nhỏ hơn.

Nếu bạn cần sử dụng tới một font chữ thứ 3, nó có lẽ nên dành cho những thứ đặc biệt như những trích dẫn hay những phần cực kì quan trọng mà bạn muốn gây sự chú ý từ phía khách hàng và người xem của mình.

Qúa nhiều kiểu chữ sẽ khiến người xem hoa mắt và bối rối đồng thời khiến người xem khó khăn hơn trong việc quyết định xem nên xem phần nào của infographic trước và làm gián đoạn mạch thông tin và sự miêu tả của infographic. Hãy biết chọn lọc và sử dụng những nhóm font chữ để chia thông tin và nội dung một cách hợp lý.

Tương tự như thế, hãy thận trọng với kích cỡ chữ mà bạn sử dụng. Hãy xem qua danh sách 10 infographic tồi tệ nhất được tổng hợp bởi Klientboost và duyệt qua những lựa chọn “thảm họa” để rút ra một vài kinh nghiệm của mình. Đồng thời hãy nghĩ về điều mà bạn sẽ nói với những font chữ này và chúng thích hợp với chủ đề này như thế nào?

Có thể là bạn không có toàn quyền kiểm soát về mặt nội dung của infographic nhưng bạn biết đâu là những điều tác phẩm của mình sẽ lôi cuốn và đâu là những thứ không. Hãy chắc chắn rằng tiêu đề của bạn ngay lập tức và trực tiếp đối với người đọc. Ví dụ như infographic về động vật này được thiết kế dành cho Folly Farm. Lúc đầu thì tiêu đề của nó chỉ là 20 sự thật về động vật. Chắc chắn rồi, nó thể hiện rất đúng nội dung của thiết kế nhưng thành thực thì tiêu đề như vậy không thực sự bắt mắt và khuyến khích người đọc khám phá.

Vậy việc hứa hẹn với người đọc một chút gì đó dí dỏm thì sao nhỉ? Chắc chắn điều này sẽ khuyến khích tôi click chuột để khám phá! Hãy chắc chắn rằng font chữ bạn sử dụng là phù hợp đối với khán giả và chủ đề nội dung cũng như thích hợp và đủ dễ nhìn để sử dụng cho toàn bộ thiết kế của bạn. Tôi cảm thấy đó luôn luôn là cách tốt nhất là sắp xếp font chữ của bạn trước khi bắt đầu bất kì minh họa hay thiết kế nào.

7. Sáng sủa không chắc là sự lựa chọn luôn đúng

Một mảng màu tươi sáng không phải luôn có nghĩa là nó sẽ trở nên bắt mắt. Việc lựa chọn màu sắc có thể tạo nên sự khác biệt giữa thu hút người xem ngay lập tức và việc khiến họ bỏ đi ngay lập tức! Vì vậy bạn nên cân nhắc lựa chọn tông màu chủ đạo trước khi bắt đầu!

Tất nhiên điều này có thể thay đổi trong quá trình bạn thực hiện thiết kế của mình nhưng bạn sẽ có một vài ý tưởng hay hơn về những điều bạn làm một khi bạn hoàn thành nghiên cứu về chủ đề của infographic. Hãy nghĩ về chủ đề của bạn, của khán giả của bạn và hãy cân nhắc những yếu tố như tâm lí học màu sắc và cách bạn muốn người xem cảm nhận hoặc nghĩ khi họ xem infographic của bạn.

Hãy cân nhắc kĩ bạn đang thiết kế cho ai, họ là ai? Họ sẽ mua gì? Hãy nghĩ nếu nó là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng cáo, liệu bạn có thể tăng cường hình ảnh của thương hiệu bằng những màu sắc đặc trưng của thương hiệu? Hãy nắm chắc những hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn thiết kế của thương hiệu (nếu có) trước khi bạn thực sự bắt đầu thiết kế một infographic.

Tương tự với việc sử dụng kiểu chữ mà tôi nói ở phần trên, đừng làm quá mức với số màu sắc mà bạn sử dụng trong thiết kế của mình. Hãy chỉ sử dụng một hay hai màu chính và có lẽ chỉ thêm một hoặc hai sắc thái màu của hai màu bạn chọn. Hãy sử dụng những sắc thái màu để tách biệt những phần nội dung khác nhau trong infographic của bạn.

8. Tìm và sửa lỗi chính tả, kiểm tra cẩn thận lại toàn bộ infographic của bạn

Hãy tìm và sửa lỗi chính tả. Sẽ rất xấu hổ nếu không nói là rất kém chuyên nghiệp nếu bạn gửi cho khách hàng của bạn một bản infographic được thiết kế đẹp đẽ tỉ mỉ nhưng lại chứa những lỗi chính tả, lỗi đánh máy không đáng có.

Hãy tìm và sửa lỗi đánh máy! Nó sẽ còn đáng xấu hổ hơn nếu khách hàng của bạn cũng không để ý và thông qua infographic để tác phẩm được công bố và rồi tác phẩm của bạn sẽ phải hứng chịu bão bình luận và chê bai tiêu cực. Đó là cách gây chú ý mà bạn không hề mong muốn, đúng không? Một lần nữa, hãy rà soát cẩn thận, rất cẩn thận như thể mạng sống của bạn phụ thuộc vào điều đó!

Hãy mang thử infographic của bạn và hỏi ý kiến của một vài đồng nghiệp hay bất kì ai mà bạn có thể nhờ được. Nó có trôi chảy, người xem có dễ dàng nhìn thấy nội dung mà bạn truyền tải? Phần chữ có quá nhỏ hay không? Qúa to? Qúa ít chữ hay nhiều chữ? Phần minh họa về một chú chó trong tác phẩm của bạn có trông giống một chú chó hay không?

Đồng thời, việc kiểm tra những thứ có ý nghĩa với người khác cũng rất quan trọng. Một phần minh họa mà bạn nghĩ là đáng yêu như kiểu một chú chó đang nhai cục xương nhưng người xem có thể sẽ không nghĩ như thế. Một vài lời nói đùa cợt mà bạn nghĩ là vui vẻ nhưng đối với một số người, nó có thể mang ý nghĩa xúc phạm hay đơn giản là không có ý nghĩa gì cả! Mọi thứ sẽ không thể trở thành một phương tiện marketing hiệu quả nếu chỉ riêng một mình bạn có thể hiểu nó!

Hãy nhớ, bạn không thiết kế infographic chỉ cho riêng mình đọc. Nếu các yếu tố trong tác phẩm của bạn phối hợp không tốt, hãy xem lại và thay đổi thiết kế. Không có lý do gì để công bố một infographic không thể truyền tải tốt nội dung và thông điệp ban đầu cho dù bạn nghĩ nó đẹp và tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa! Chúc các bạn tìm được niềm vui khi thiết kế infographic của riêng mình!

(Nguồn Creativeblog)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận