10 dạng thiết kế Infographic và cách sử dụng

Infographic rất đa dạng và tùy thuộc vào mục đích và nội dung cần truyền tải sẽ quyết định việc lựa chọn loại nào cho phù hợp.

Nhìn chung, đồ họa thông tin được dùng cho những mục đích sau:

  • Minh họa thông tin: thể hiện những con số, thống kê và thông tin bằng những biểu đồ, bảng và công cụ đồ họa.
  • Đơn giản hóa những chủ đề phức tạp: so sánh những sản phẩm, dịch vụ, đặc điểm, thương hiệu hoặc khái niệm với nhau một cách trực quan.
  • Tạo sự chú ý: lan tỏa thông điệp về một chủ đề quan trọng hoặc tạo hình ảnh và sức lôi cuốn cho thương hiệu.
  • Tóm tắt những nội dung dài: biến những video, bài blog hoặc báo cáo dài thành những hình ảnh đồ họa ngắn gọn.

Ngoài ra, việc chọn lựa vẽ Infographic nào còn tùy thuộc vào đối tượng mà bạn hướng đến trong kế hoạch Marketing online của bạn đang triển khai. Hay các dự tính dịch vụ Marketing sắp tới của doanh nghiệp bạn.

Chẳng hạn như nếu bạn trình bày với các thành viên ban hội đồng công ty, họ sẽ chỉ muốn thấy những điểm nổi bật chứ không cần đi sâu và những chi tiết. Khi đó bạn nên chọn loại Infographic đơn giản mà không nhồi nhét quá nhiều thông tin.

Trên thực tế, hầu hết những Infographic đều chứa những yếu tố của nhiều dạng Infographic khác nhau.

Sau đây là 10 dạng Infographic được sử dụng rộng rãi hiện nay:

1. Infographic thống kê

Đồ họa thông tin thống kê sử dụng đồ thị, biểu đồ và cách trình bày đặc biệt để biểu thị nghiên cứu, dữ kiện và những con số một cách trực quan.

Nó giúp dữ liệu trông thú vị và dễ tiêu hóa hơn là một mớ những con số hoặc bảng đơn thuần.

Dạng thống kê có thể tập trung vào hiển thị một nghiên cứu hoặc dữ liệu duy nhất, hoặc kết hợp nhiều dữ kiện và con số liên quan đến một chủ đề.

Đặc biệt chúng thường ít văn bản và tập trung vào dữ liệu hơn.

2. Infographic thông tin

Infographic thông tin kết hợp văn bản và những yếu tố trực quan để giải thích một chủ đề, hoặc hướng dẫn người đọc một chuỗi các bước nào đó.

Những loại này thường nhiều chữ và có thể được dùng để tóm tắt những bài blog hoặc video Youtube dài. Bạn cũng có thể chia sẻ Infographics như một nội dung riêng biệt.

Chúng thường theo hướng tường thuật trực quan để kể một câu chuyện.

Điều này bao gồm sử dụng kiểu chữ và kích cỡ chữ, hình ảnh và cách sắp xếp những mẩu thông tin để hướng mắt người đọc từ điểm này sang điểm khác theo thứ tự tầm quan trọng hoặc vị trí.

3. Infographic dòng thời gian

Loại hình này giúp ích trong việc trình bày thông tin theo một thứ tự thời gian.

tạo infographic

Khi bạn muốn giới thiệu lịch sử của nhãn hiệu hoặc điều gì đó tiến hóa theo thời gian một cách trực quan, cách làm Infographic dòng thời gian là giải pháp dành cho bạn.

4. Infographic so sánh

Dạng này được dùng khi bạn muốn so sánh nhiều chủ thể, con người, ý tưởng, sản phẩm hoặc nhãn hiệu với nhau. Nó giúp minh họa những điểm giống và khác nhau một cách trực quan.

làm infographic

Dạng so sánh thường có cách bố trí gồm nhiều cột với màu sắc và đặc điểm riêng cho mỗi đối tượng, giúp so sánh và tạo tương phản giữa hai đối tượng kế bên nhau.

Một dạng khác của infographic so sánh là bảng so sánh, nó so sánh nhiều đặc điểm của các nhãn hiệu với nhau dưới dạng bảng.

5. Infographic quy trình

Infographic quy trình thường dùng lưu đồ, biểu đồ hoặc thậm chí sơ đồ thời gian để hướng dẫn người xem qua một chuỗi các bước, giúp đơn giản hóa vấn đề trong quá trình đưa ra quyết định.

cách làm infographic
Mẫu Infographic quy trình 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online

Dạng này hữu ích trong việc hướng dẫn nhân viên, giải thích quy trình từng bước một cho khách hàng hoặc dùng cho những mục đích nhẹ nhàng, hài hước.

6. Infographic phân cấp

Dạng này thường sử dụng một kim tự tháp để giúp bạn trình bày thông tin theo từng bậc khác nhau.

Nếu bạn muốn sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên hoặc theo độ khó, làm infographic phân cấp là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn.

7. Infographic địa lý

Dạng địa lý được dùng để thể hiện số liệu thống kê tại địa phương, tại quốc gia hay toàn cầu.

Bạn có thể đánh dấu màu trên sơ đồ để làm bật những vùng miền khác nhau, thậm chí cho phép chúng tương tác với nhau bằng cách thêm vào những liên kết và hiệu ứng đồ họa.

thiết kế infographic

Chúng cung cấp những hình ảnh trực quan sinh động bổ sung cho những bài blog, báo cáo hoặc thuyết trình của bạn. Bạn cũng có thể dùng nó như một biểu đồ độc lập và chia sẻ trên mạng xã hội để thu hút lượt truy cập.

8. Infographic danh sách

Dạng này giúp bạn tóm tắt và trình bày thông tin dưới hình thức một bản danh sách, có thể là danh sách các mục thông tin, các yếu tố và cả các bước để làm điều gì đó.

Bạn có thể dùng chúng để tổng kết một bài viết hướng dẫn dạng “Làm thế nào để” hoặc một bài blog mang tính liệt kê.

Infographic đóng vai trò rất quan trọng trong một bài bog trên website vì vậy bạn nên thử tạo blog miễn phí cho riêng mình để cảm nhận hiệu quả mà blog mang lại nhé!

Đồ họa thông tin dạng danh sách cũng thường xuyên được chia sẻ vì chúng thường đi thẳng vào vấn đề và dễ đọc.

9. Infographic giải phẫu

Bạn đang muốn chia nhỏ và giải thích từng phần của một chủ đề nào đó? Áp dụng cách làm Infographic giải phẫu là lựa chọn thích hợp trong trường hợp này.

Medical human body infographics with internal organs icons, vector illustration isolated on white background. Healthcare presentation kit with charts and diagrams.

Tạo infographic giải phẫu của cơ thể người

Đồ họa thông tin giải phẫu có dạng một biểu đồ có gắn nhãn từng phần, nó giúp bạn nhấn mạnh và giải thích từng thành phần, bộ phận sản phẩm, những đặc trưng, tính cách,…

10. Infographic tóm tắt lý lịch

Những nhà tuyển dụng nhận hàng trăm CV mỗi ngày và chỉ một số ít trong đó khiến họ thực sự chú ý . Nếu bạn muốn nâng hồ sơ cá nhân của mình lên một tầm cao mới, sử dụng phần mềm tạo infographic tóm tắt có thể là giải pháp cho bạn.

Đây là một cách sáng tạo để ghi điểm khi nộp hồ sơ xin việc, giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

Nó tận dụng những hình ảnh trực quan như biểu tượng, mũi tên, thanh tiến trình,… để minh họa các kỹ năng, kinh nghiệm, sở thích, những tố chất phù hợp với công việc của bạn và hơn thế nữa.

Hãy đảm bảo rằng bản Infographic size tóm tắt của bạn có mức độ chuyên nghiệp tương xứng với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

(Nguồn: Flexmarketing)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận