4 Yếu tố designer cần thành thạo trước khi thiết kế Infographic

Mặc dù có nhiều dạng Infographic khác nhau nhưng có một số yếu tố chủ chốt giúp việc trình bày thông tin một cách trực quan đạt chuẩn. Hầu hết chúng đều tận dụng 4 yếu tố sau ở một mức độ nhất định:

#1. Màu sắc

Màu sắc có lẽ là yếu tố bắt mắt nhất của một Infographic đẹp. Cách phối màu có thể quyết định sự thành bại của bạn. Màu sắc có thể làm nổi bật hoặc làm lu mờ thông tin cần truyền tải.

cách tạo infographic
Sử dụng màu sắc trong cách thiết kế infographic giúp hình ảnh của bạn hài hòa hơn

Có một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn màu cho Infographic và tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào bản chất của Infographic.

Chẳng hạn như, nếu bạn đang tạo một Infographic so sánh đặc điểm giữa các đối tượng nam và nữ, việc chọn lựa màu xanh cho nam và màu hồng cho nữ như thường dùng sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều.

Một khía cạnh quan trọng khác trong việc chọn lựa màu cho infographic là sự tương phản.

Ví dụ, đen và xám là một lựa chọn màu không tốt khi minh họa cho sự khác nhau giữa hai loại xe hơi (thay vào đó hãy sử dụng màu đen và trắng).

Bạn không nên sử dụng nhiều hơn 5 màu trên cùng một biểu đồ, sơ đồ,… Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng những sắc thái khác nhau của một màu để phân biệt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc màu văn bản so với màu nền của Infographic. Chữ trắng trên nền vàng sẽ khiến người đọc rất mỏi mắt.

Ngoài ra, bạn hãy chọn màu phù hợp với màu nền của trang web đăng Infographic. Về bản chất không có gì sai khi đặt một Infographic màu trắng trên một trang web có nền trắng, nhưng điều này có thể khiến người đọc khó thấy Infographic bắt đầu từ chỗ nào.

Infographic thương hiệu

Nếu infographic có liên quan đến một thương hiệu nào đó, hãy sử dụng màu sắc của chính thương hiệu đó để đạt được sự nhất quán. Chẳng hạn như Grab sẽ đi liền với màu xanh lá còn Bee gắn với màu vàng.

đồ họa thông tin

Một vài màu sắc có khả năng khơi gợi những cảm xúc nhất định, vì vậy hãy tận dụng những nội dung hàm ẩn trong chúng.

Ví dụ như màu xanh dương và đỏ thể hiện sự tin tưởng và ổn định (đó là lí do vì sao phần lớn các thương hiệu dịch vụ tài chính sử dụng hai tông màu này), trong khi màu xanh lá thường làm ta liên tưởng tới chủ đề môi trường.

Cuối cùng, hãy đảm bảo sự nhất quán trong Infographics của bạn. Điều này không những áp dụng cho màu sắc mà còn cho những yếu tố khác nữa.

Nếu bạn dùng một tông màu ở phần đầu của một chuỗi các infographic, bạn nên giữ cách phối màu đó cho những cái tiếp theo của cùng một chủ đề. Điều này giúp người đọc dễ dàng theo dõi mạch thông tin hơn.

#2. Font chữ

Hiện nay có rất nhiều font chữ được dùng trong Infographic, nhưng chúng thường được phân thành 4 nhóm chính: Serif, Sans-Serif, Script và Decorative.

font chữ trong thiết kế infographic
  • Serif (Vd: Times New Roman và Merriweather) có những đường kẻ nhỏ ở phía dưới của mỗi chữ cái và thường mang tính truyền thống, trang trọng.
  • Sans-Serif có nghĩa là ‘không Serif’ (Vd: Arial, Helvetica và Lato) không có những đường kẻ nhỏ như nhóm Serif. Những font này có tính đời thường và hiện đại.
  • Script là các font giống như chữ viết tay, có thể mang lại cảm giác vui tươi, đời thường cũng như sự thanh lịch.
  • Decorative là nhóm font có những nét mới lạ trong chúng (Ví dụ như font chữ phủ tuyết trên những hình ảnh trang trí Giáng Sinh). Bạn nên chọn lọc những font này cho phù hợp với những đối tượng cụ thể.

Cũng như màu sắc, bạn nên chọn font chữ phù hợp với nội dung và chủ đề chung của Infographics.

Việc lựa chọn font chữ sẽ cho người đọc ấn tượng ban đầu về nội dung và dẫn dắt cách họ nhìn nhận phần còn lại của Infographic.

Một khi đã xác định được mục đích của Infographic, bạn hãy tìm kiếm những font sẵn có trong công cụ tùy chỉnh của bạn.

Bổ sung font mới

Bạn cũng có thể tải về thêm nhiều font mới từ internet.

  • Nếu đã từng tạo Infographic về chủ đề này trước đây, bạn có thể dùng lại font cũ
  • Nếu một nhãn hiệu đã sử dụng font cụ thể thì bạn nên dùng font đó.

Không chỉ font chữ, bạn còn phải lựa chọn in đậm, in nghiêng,… cho những dòng chữ nhất định.

  • In đậm phù hợp cho tiêu đề và các phần của Infographic mà bạn muốn thu hút sự chú ý.
  • Tiêu đề và tiêu đề phụ nên có cỡ chữ lớn hơn phần còn lại của Infographic.

Hãy nhớ rằng, văn bản trong Infographic là những phần bạn muốn chuyển tải những thông điệp quan trọng. Vì vậy mà font dễ đọc giữ một vai trò rất quan trọng.

tạo infographic online

Những font chữ phải rõ ràng, dễ đọc và phù hợp với nội dung bạn muốn trình bày.

Chú ý rằng font hiển thị khác nhau trên những hệ thống khác nhau. Một đoạn văn bản có thể bị lỗi font khi chuyển từ laptop sang smartphone.

Đừng làm quá mức cần thiết. Mục đích chính của việc chọn font chữ là giúp người xem dễ đọc, chứ không phải khiến họ thêm rối mắt.

Tóm lại, bạn nên chọn font chữ nào giúp giải thích nội dung của Infographic một cách tinh tế, duy trì sự cân bằng giữa việc nhấn mạnh một ý nào đó trong khi vẫn không quá rườm rà.

#3. Icon

Lựa chọn icon phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt giữa một hình ảnh dài dòng và quanh co với một hình ảnh ấn tượng, hấp dẫn.

Icon đôi khi không được coi trọng nhưng thực chất có thể trở nên rất hữu dụng khi bạn muốn nhắn gửi nhiều thông tin vào một không gian nhỏ trên Infographic.

Một icon đơn lẻ có thể thay thế cho cả một đoạn văn dài.

Cụ thể, bạn làm Infographic về những loại trái cây khác nhau, hãy dùng những biểu tượng cho từng loại trái cây thay vì dùng tên gọi của chúng.

Bạn muốn diễn đạt một hoạt động cụ thể như chạy hay đi bộ? Luôn có sẵn icon cho những hoạt động đó.

vẽ infographic

Bạn có thể sử dụng icon thay cho những chú giải trong biểu đồ tròn hoặc tên cột trong biểu đồ cột.

Sử dụng icon đúng cách là khi người thiết kế không cần dùng nhiều từ ngữ để giải thích ý nghĩa của nó. Có rất nhiều icon nhằm phục vụ cho hầu hết các chủ đề.

Icon nên đơn giản, dễ hiểu và thông dụng. Chúng được dùng để tăng khả năng thấu hiểu, chứ không phải để thêm xao nhãng.

Bạn cũng lưu ý chọn icon khớp với tông màu và font chữ chung của đồ họa thông tin.

#4. Hình ảnh

Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng icon cũng được áp dụng cho hình ảnh.

Hình ảnh không nên chiếm quá nhiều không gian của Infographic.

Nếu không bạn đang biến Infographic của mình thành một mảng chắp vá những hình ảnh và đoạn văn tẻ nhạt.

Hình ảnh thích hợp có thể thay thế cho một loạt những câu chú thích.

Bạn cũng hãy chọn hình ảnh có màu sắc đồng nhất với tông màu chung.

Ngoài ra cũng có thêm một vài lưu ý khi lựa chọn hình ảnh.

  • Đừng nên dùng những hình ảnh rập khuôn, cũ rích.

Bạn nên tránh sử dụng những hình ảnh đã xuất hiện nhiều lần trong những Infographic hoặc website khác.

công cụ tạo infographic

Cho dù infographic của bạn diễn tả một ý tưởng nguyên gốc, việc dùng những hình ảnh như vậy làm giảm sức tác động và khiến những thông tin trở nên nhàm chán.

Hãy dùng hình ảnh con người và động vật để làm infographic của bạn thêm cá nhân và cụ thể.

  • Chọn lựa ảnh kết nối cảm xúc với người xem

Bạn hãy sáng tạo nhiều cách để giúp những hình ảnh luôn mới mẻ và kết nối với người xem.

Ví dụ: đừng dùng hình ảnh của những nhân viên văn phòng những năm 1970 trong một infographic diễn tả môi trường làm việc hiện đại.

(Theo Flexmarketing)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận